PANADOL TRẺ EM – VIÊN NHAI GIẢM ĐAU, HẠ SỐT
Thương hiệu: gsk
Thương Hiệu : gskPanadol trẻ em là thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt, không hại dạ dày và có hương anh đào cho trẻ em trên 2 tuổi. Một số trường hợp thuốc điều trị như đau đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.
Hộp 8 vỉ x 12 viên.
Thuốc không kê đơn.
Panadol trẻ em là thuốc điều trị giảm đau, hạ sốt, không hại dạ dày và có hương anh đào cho trẻ em trên 2 tuổi. Một số trường hợp thuốc điều trị như đau đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.
Giới thiệu chung về Panadol trẻ em.
Nhà sản xuất.
- STERLING DRUG (M) SDN. BHD.
- Địa chỉ: Lot 89, Jalan Enggang, Ampang/Ulu Kelang Industrial Estate, 54200 Selangor, Malaysia.
Công ty đăng ký thuốc ở Việt Nam.
- GlaxoSmithKline Pte Ltd.
- Địa chỉ: 150 Beach Road # 21-00, Gateway West, Singapore 189720 Singapore.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và phân phối sản phẩm.
- VIMEDIMEX Bình Dương.
- Địa chỉ: Số 18L 1-2 VSIP II, Đường số 3 KCN Việt Nam – Singapore 2 Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Số đăng ký sản phẩm tại Việt Nam.
- VN-17961-14
Dạng bào chế.
- Viên nén nhai.
Quy cách đóng gói.
- Hộp 8 vỉ x 12 viên nén.
Thành phần.
Mỗi viên có chứa:
Thành phần chính:
- Paracetamol: 120 mg.
Phụ liệu:
- Mannitol, bột hương anh đào, natri saccharin, hỗn hợp D&C red lake, acid stearic, tinh bột ngô.
Bảo quản.
- Bảo quản nơi khô ráo,thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng.
- Sản phẩm có hạn dùng 60 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Hạn dùng của sản phẩm được in trên vỏ hộp và trên mỗi vỉ.
- Tuyệt đối không sử dụng khi sản phẩm đã hết hạn in trên bao bì.
Tác dụng và chỉ định của Panadol trẻ em.
Tác dụng.
- Paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, là thuốc giảm đau, hạ sốt và không có hiệu quả điều trị viêm.
- Paracetamol là giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường.
- Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
- Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau nhẹ và vừa, giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt do mọi nguyên nhân.
Chỉ định.
- Điều trị đau nhẹ đến vừa bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp.
- Hạ sốt.
Cách dùng và liều dùng của Panadol trẻ em.
Cách dùng.
- Thuốc được sử dụng trực tiếp qua đường uống.
Liều dùng.
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Liều tối đa hàng ngày 60 mg/ kg cân nặng chia thành nhiều lần, mỗi lần 10 – 15 mg/kg cân nặng dùng trong 24 giờ.
- Không dùng quá liều chỉ định.
- Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
- Không dùng quá 4 liều trong 24 giờ.
- Khoảng cách liều tối thiểu: 4 giờ.
- Thời gian tối đa dùng thuốc không có tư vấn của bác sĩ: 3 ngày.
- Không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
Chống chỉ định.
- Chống chỉ định dùng paracetamol cho những bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với paracetamol hoặc với bất kì tá dược nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn.
Rất hiếm gặp.
- Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm tiểu cầu.
- Rối loạn hệ miễn dịch: phản ứng quá mẫn, phản ứng mẫn cảm trên da như ban đỏ, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson.
- Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: co thắt phế quản ở các bệnh nhân mẫn cảm với aspirin và các NSAID khác.
- Rối loạn gan mật: bất thường gan.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác.
- Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các loại coumarin khác dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu, dùng thuốc không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.
- Cần phải chú đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
- Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom gan, có thể làm tăng tính độc hại của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
- Ngoài ra dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn tới tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định cơ chế chính xác của tương tác này.
- Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật, tuy vậy người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.
Các lưu ý và thận trọng khi dùng Panadol trẻ em.
- Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ thân cấp tính (AGEP).
- Ở những bệnh nhân bị tăng glutathione như nhiễm trùng máu, sử dụng paracetamol có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa acid trong máu.
- Có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan trên những bệnh nhân đang bị các bệnh gan. Những bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.
- Nếu các triệu chứng còn dai dẳng tham khảo ý kiến bác sĩ.
Sử dụng Panadol trẻ em cho các đối tượng đặc biệt.
Panadol trẻ em có dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?
- Khuyến cáo không dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
Panadol trẻ em có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không.
- Thuốc này không áp dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Ảnh hưởng của Panadol trẻ em lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
- Việc sử dụng sản phẩm này không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Quá liều và cách xử trí.
Quá liều.
Dấu hiệu và triệu chứng:
- Dùng quá liều paracetamol có thể gây suy gan.
Cách xử trí.
Điều trị:
- Áp dụng các biện pháp kiểm soát y tế ngay khi xảy ra quá liều thậm chí khi các triệu chứng của hiện tượng quá liều không xuất hiện.
- Có thể cần sử dụng N-acetylcystein hoặc methionin.
Quý khách hàng cần thêm thông tin, có thể liên hệ với Nhà thuốc Đức Lan qua:
Hotline, Zalo: 0965 499 766.
Fanpage Nhà thuốc Đức Lan.
Hoat chat | ACETAMINOPHEN (Paracetamol) |
---|
Chưa có bình luận nào
Review PANADOL TRẺ EM – VIÊN NHAI GIẢM ĐAU, HẠ SỐT
There are no reviews yet.