LORASTAD SP 1MG/ML – SIRO CHỐNG DỊ ỨNG
Thương hiệu: Stellapharm
Thương Hiệu : StellapharmThuốc Lorastad 1mg/ml được sử dụng để điều trị và làm giảm các triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mày đay mạn tính.
Hộp 1 lọ 60ml.
Thuốc không kê đơn
Categories: Thuốc, Thuốc hô hấp., Thuốc không kê đơn
Lorastad Sp 1mg/ml được sử dụng để điều trị và làm giảm các triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mày đay mạn tính.
Giới thiệu chung về Lorastad Sp 1mg/ml.
Nhà sản xuất.
- Công ty TNHH LD Stellapharm – Chi nhánh 1.
- Địa chỉ: Số 40 đại lộ Tự Do, KCN Việt Nam – Singapore, P. An Phú, Tx. Thuận An, T. Bình Dương, Việt Nam.
Số đăng kí sản phẩm tại Việt Nam.
- VD-23972-15.
Dạng bào chế.
- Dạng siro.
- Siro không màu, trong, sánh, vị ngọt, đắng.
Quy cách đóng gói.
- Hộp 1 lọ 60ml.
Thành phần của Lorastad Sp 1mg/ml.
Mỗi 60ml siro có chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
Loratadine | 60mg |
Tá dược: Glycerin, acid citric khan, natri benzoat, saccharose, propylen glycol, mùi dâu nước, nước tinh khiết. | Vừa đủ |
Bảo quản.
- Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
- Tránh ánh sáng trực tiếp.
- Để xa tầm tay trẻ em.
Hạn sử dụng.
- Sản phẩm có hạn dùng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
- Hạn dùng của sản phẩm được in trên vỏ hộp và trên mỗi lọ.
- Tuyệt đối không sử dụng khi sản phẩm đã hết hạn in trên bao bì.
Tác dụng và chỉ định của Lorastad Sp 1mg/ml.
Tác dụng.
- Loratadine thuộc nhóm thuốc kháng histamin tác dụng toàn thân. Đây được xem là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác động kéo dài với hoạt tính đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên.
- Histamin là chất trung gian hóa học chính được ghi nhận khi xuất hiện mày đay, vì thế, thuốc kháng histamin được lựa chọn để điều trị các triệu chứng này.
- Loratadine được sử dụng tốt với các triệu chứng của dị ứng thời tiết như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa, chảy nước mũi,… nó cũng được sử dụng trong điều trị ngứa do phát ban.
Chỉ định.
- Dùng giảm triệu chứng của dị ứng như: Viêm mũi, mày đay mạn tính.
Cách dùng và liều dùng của Lorastad Sp 1mg/ml.
Cách dùng.
- Dùng trực tiếp qua đường uống.
- Sử dụng muỗng 5ml có sẵn trong hộp để đong thể tích.
Liều dùng.
Với trẻ em từ 2-12 tuổi:
- Trẻ từ 2-5 tuổi: Uống 5ml/ngày (1 muỗng/ngày).
- Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống 10ml/ngày (2 muỗng/ngày).
Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
- Uống 10ml/ngày, ngày 1 lần (2 muỗng/ngày).
Với người suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin <30ml/phút):
- Với trẻ từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi: Uống 5ml/lần, 2 ngày 1 lần (1 muỗng/lần).
- Với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn: Liều khởi đầu là 10ml/lần, 2 ngày một lần (2 muỗng/lần).
Chống chỉ định của Lorastad Sp 1mg/ml.
- Không sử dụng thuốc với người bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong đó.
- Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Tác dụng không mong muốn.
Thường gặp (1/100 ≤ADR< 1/10).
- Trên hệ thần kinh: Đau đầu.
- Trên hệ tiêu hóa: Khô miệng.
Ít gặp (1/1000 ≤ADR< 1/100).
- Trên hệ thần kinh: Chóng mặt.
- Trên hệ hô hấp: Hắt hơi, khô mũi.
- Tác dụng khác: Viêm kết mạc.
Hiếm gặp (1/10000 ≤ADR< 1/1000).
- Trên hệ thần kinh: Trầm cảm.
- Trên hệ tim mạch: Loạn nhịp trên thất, tim đập nhanh, hồi hộp.
- Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn.
- Trên chuyển hóa: Rối loạn kinh nguyệt, chức năng gan bất thường.
- Tác động khác: Ngoại ban, nổi mày đay, choáng phản vệ.
Tương tác thuốc.
- Khi sử dụng đồng thời loratadine và cimetidin có thể dẫn đến tăng nồng độ loratadine trong huyết tương lên tới 60%. Nguyên nhân là do cimetidin có khả năng ức chế chuyển hóa của loratadine. Tương tác này không thể hiện trên lâm sàng.
- Sử dụng đồng thời loratadine và ketoconazol có thể làm tăng nồng độ loratadine đến 3 lần do ức chế enzym CYP3A4. Nhưng do loratadine có chỉ số điều trị rộng nên không có biểu hiện trên lâm sàng.
- Điều trị đồng thời loratadine và erythromycin làm tăng nồng độ loratadine trong huyết tương.
Các lưu ý và thận trọng khi dùng Lorastad Sp 1mg/ml.
- Sử dụng thận trọng với người bị suy giảm chức năng gan.
- Sử dụng loratadine có nguy cơ gây khô miệng, đặc biệt là ở người cao tuổi.
- Sử dụng loratadine làm tăng nguy cơ sâu răng nên cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Sử dụng Lorastad Sp 1mg/ml cho các đối tượng đặc biệt.
Lorastad Sp 1mg/ml có dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không?
- Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi.
- Với trẻ trên 2 tuổi, sử dụng theo liều dùng được khuyến cáo.
Lorastad Sp 1mg/ml có dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
- Chưa có nghiên cứu đầy đủ về tính an toàn của thuốc với phụ nữ có thai. Cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi muốn sử dụng.
- Loratadine và chất chuyển hóa của nó là desloratadine có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Đồng thời, thuốc kháng histamin có nguy hại gia tăng trên đối tượng trẻ em, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ sinh non. Phụ nữ cho con bú nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc.
Việc sử dụng Lorastad Sp 1mg/ml có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc không?
- Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự suy giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, tình trạng buồn ngủ đã xuất hiện trên một số ít người nên cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Quá liều Lorastad Sp 1mg/ml và cách xử trí.
Quá liều.
Khi quá liều Loratadine có thể xuất hiện các triệu chứng:
- Người lớn: Buồn ngủ, đau đầu, nhịp tim nhanh (với liều 40-180mg).
- Trẻ em: Hồi hộp, ngoại tháp (dùng quá 10mg).
Cách xử trí.
- Xử trí bằng cách điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, được tiến hành ngay và duy trì đến khi cần thiết.
- Trường hợp quá liều cấp, cần làm rỗng dạ dày ngay bằng siro ipeca gây nôn. Sử dụng than hoạt để uống sau khi gây nôn có tác dụng ngăn chặn hấp thu loratadine. Trong trường hợp gây nôn không hiệu quả hoặc chống chỉ định (bệnh nhân hôn mê, co giật) có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng NaCl 0,9% (pha loãng các chất chứa trong ruột) nếu có ống đặt nội khí quản để ngăn hít vào phổi các chất trong dạ dày.
Quý khách hàng cần thêm thông tin, có thể liên hệ với Nhà thuốc Đức Lan qua:
Hotline, Zalo: 0965 499 766.
Fanpage Nhà thuốc Đức Lan.
Hoat chat | LORATADINE |
---|
Chưa có bình luận nào
Related products
Yumangel - Thuốc dạ dày chữ Y - Điều trị các triệu chứng do tăng tiết Acid dịch vị như: trào ngược dạ dày - thực quản, ợ nóng, đau rát vùng thượng vị,...
Thuốc uống hoặc ngậm dưới lưỡi Alchysin 4200 USP chống phù nề sau chấn thương, sau phẫu thuật hoặc bỏng.
Thuốc chứa phức hợp Sắt (III) hydroxyd polymaltose (IPC) có vai trò quan trọng trong việc điều trị cũng như dự phòng thiếu máu do thiếu sắt.
Thuốc Uldeso 300mg chứa Acid Ursodeoxycholic, chỉ định dùng trong các bệnh liên quan đến đường mật, túi mật, gan và tăng cholesterol máu.
Hỗ trợ điều trị viêm mũi-xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng.
Viên ngậm ho bổ phế Nam Hà có tác dụng sát trùng, tiêu đờm, bổ phổi. Được chỉ định trong ho cảm, ho khan, ho gió, ngứa rát họng, viêm họng.
Bổ sung trong tình trạng thiếu Canxi, đặc biệt trong trường hợp có nhu cầu Canxi cao như: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em đang lớn, giai đoạn hồi phục gãy xương, chứng còi xương, bổ sung Canxi trong hỗ trợ điều trị loãng xương.
Antacil giúp trung hòa, kiểm soát acid dịch vị dạ dày, tạo vỏ bọc bảo vệ vết loét, thúc đẩy nhanh liền vết loét.
Review LORASTAD SP 1MG/ML – SIRO CHỐNG DỊ ỨNG
There are no reviews yet.